Xử Lý Nước Cấp|Tư Vấn Môi Trường|Công Ty Môi Trường|Dịch Vụ Môi Trường báo cáo môi trường ensol

xử lý nước cấp, công ty môi trường, dịch vụ môi trường

dịch vụ môi trường
Xem thêm: Tư vấn môi trườngDịch vụ môi trườngXử lý nước thảiXử lý nước cấp

I. Hạt lọc nổi Sifo: thường được gọi là hạt xốp, loại hạt có đường kính từ 3 - 5mm, thường được sử dụng làm tuyến nổi  trong xử lý nước

1. Tính chất vật lý:
Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam.
Có dạng hình cầu, màu trắng, nhẹ hơn nước.
Diện tích bề mặt tiếp xúc: 600 m2/m3 (đường kính hạt 3-5mm); 1.150 m2/m3 (Đường kính hạt 2-3mm)
2. Phạm vi ứng dụng:

Xử lý nước ngầm: khử sắt, mangan sau ô xy hóa.
Xử lý nước mặt: khử chất lơ lửng, phù sa sau ô xy hóa.
Xử lý nước thải: là giá thể sinh học.
3. Hướng dẫn sử dụng
- Hướng dẫn sử dụng hạt lọc nổi trong xử lý nước giếng khoan:
+ Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt cao 15-40mg/l: Đầu tiên sử dụng tháp oxy hóa hoặc ejector để lấy thêm oxy; sau đó tiến hành lọc qua 2 công đoạn: lọc thô bằng vật liệu nổi và lọc tinh bằng phương pháp lọc trọng lực hoặc phương pháp lọc áp lực.
Nguồn nước giếng khoan có hàm lượng sắt nhỏ hơn 15mg/l: Đầu tiên sử dụng tháp oxy hóa hoặc ejector để lấy thêm oxy;sau đó tiến hành lọc qua 2 công đoạn như trên (Fe = 10-15mg/l), hoặc chỉ cần lọc qua 1 công đoạn ( Fe < 10mg/l).

+ Nguồn nước giếng khoan có chứa hàm lượng mangan < 5mg/l: Sau một thời gian sử dụng khoảng 2 tuần đến 1 tháng, khi bề mặt hạt đã phủ một lớp oxit sắt màu vàng nâu, hoặc oxit mangan màu nâu đen, lúc đó hạt trở thành vật liệu xúc tác quá trình oxy hóa sắt và mangan rất hiệu quả. Do vậy hạt càng sử dụng lâu càng tốt.

- Hướng dẫn sử dụng xử lý nước mặt:
+ Nguồn nước mặt có độ đục > 300 NTU: không khuyến cáo sử dụng.
+ Nguồn nước mặt có độ đục 100-300 NTU: sử dụng 1.5-2mm, độ dày 1m.
+ Nguồn nước mặt có độ đục thấp (< 100 NTU): sử dụng hạt lọc 2-3mm, độ dày lớp vật liệu lọc 1m.

3. Xả rửa:
Khi chất lượng nước xấu đi cần tiến hành rửa lọc bằng cách xả bỏ 1m nước phía trên lớp vật liệu (sử dụng nước thô, không cần bơm rửa lọc). Sau đó lặp lại chu trình lọc như cũ.

II. PAC - Polyaluminium
1. PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm tồn tại ở dạng cao phân tử (polyme). Công thức phân tử [Al2(OH)nCl6-n]m. Hiện nay, PAC được sản xuất lượng lớn và sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để thay thế cho phèn nhôm sunfat trong xử lý nước sinh hoạt và nước thải.

- PAC có nhiều ưu điểm so với phèn nhôm sunphat đối với quá trình keo tụ lắng. Như hiệu quả lắng trong cao hơn 4-5 lần, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ PH của nước, không cần hoặc dùng rất ít chất hỗ trợ, không cần các thiết bị và thao tác phức tạp, không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng kim loại nặng tốt hơn phèn sunfat. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra nguồn nước chất lượng cao, kể cả xử lý nước đục trong mùa lũ lụt thành nước sinh hoạt. Do vậy, các nước phát triển đều sử dụng PAC trong các nhà máy cấp nước sinh hoạt.
PAC - Polyaluminium chloride chất lượng cao, xử lý nước cấp

Có 2 loai PAC đó là PAC rắn và PAC dạng lỏng. Dạng rắn là bột mầu trắng ngà ánh vàng, tan hoàn toàn trong nước. Người sử dụng chỉ cần pha PAC bột thành dung dịch 10% hoặc 20% bằng nước trong, cho lượng dung dịch tương ứng với chất keo tụ vào nước cần xử lý, khuấy đều và để lắng trong. Ở điều kiện bảo quản thông thường (bao kín, để nơi khô ráo, nhiệt độ phòng) có thể lưu giữ lâu dài. PAC dạng lỏng có mầu nâu vàng, có thể đựng trong chai hoặc can nhựa để bảo quản lâu dài.

Liều lượng PAC sử dụng cho 1m3 nước sông, ao, hồ là 1- 4g PAC đối với nước đục thấp (50- 400 mg/l), là 5-6 g PAC đối với nước đục trung bình (500- 700 mg/l) và là 7- 10g PAC đối với nước đục cao (800-1.200 mg/l). Liều lượng sử dụng chính xác được xác định bằng thử nghiệm trực tiếp đối với nước cần xử lý. Sau khi lắng trong, nếu dùng để uống cần đun sôi hoặc cho nước khử trùng theo liều lượng hướng dẫn.
     
PAC - Polyaluminium chloride màu trắng

PAC có thể dùng xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng như nước thải công nghiệp ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm, nhà máy chế biến thủy sản, xí nghiệp giết mổ gia súc, PAC dùng xử lý 1 m3 nước thải trong khoảng 15-30 gram, tùy thuộc vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất của mỗi loại nước thải. Liều lượng chính xác cần xác định thông qua thử trực tiếp với đối tượng cần xử lý.
2. Ưu điểm của PAC

+ Độ ổn định PH cao, dễ điều chỉnh pH khi xử lý vì vậy tích kiệm được hóa chất dùng để tăng độ kiềm và các tiết bị đi kèm như bơm định lượng và thùng hóa chất so với sử dụng phèn nhôm.

+ Giảm thể tích bùn khi sử lý, tăng độ trong của nước, kéo dài chu ky lọc, tăng chất lượng nước sau lọc

+ Liều lượng sử dụng thấp, bông cặn to, dễ lắng.

+ Ít ăn mòn thiết bị. PAC hoạt động tốt nhất ở khoảng PH =6.5-8.5 .Do đó ở PH này các ion kim lại nặng đều bị kết tủa và chìm xuống đáy hoặc bám vào các hạt keo tạo thành.

3. Nhược điểm của PAC: PAC có hiệu quả rất mạnh ở liều lượng thấp, nên việc cho quá nhiều PAC sẽ làm hạt keo tan ra.

4. Hướng dẫn sử dụng khi dùng PAC

+ Pha chế thành dung dịch 5%-10% châm vào nước nguồn cần xử lý

+ Liều lượng xử lý nước mặt : 1-10g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước thô.

+ Liều lượng xử lý nước thải (nhà máy giấy , dệt, nhuộm, …)từ 20-200g/m3 PAC tùy theo hàm lượng chất lơ lửng và tính chất của nước thải.

+ Hàm lượng PAC chuẩn được xác định thực tế đối với mỗi loại nước cần xử lý.

III. Than hoạt tính sử dụng cho xử lý nước thải nước cấp

1. Giới thiệu than hoạt tính
Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình (bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát). Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất.
Than hoạt tính xử lý nước cấp

2. Công dụng:
- Xử lý nước cấp, xử lý nước thải.
- Trong xử lý nước (hoặc lọc nước trong gia đình): để tẩy các chất bẩn vi lượng.
- Dùng lọc nước máy thành nước tinh khiết uống ngay, nước sinh hoạt, nước giếng khoan.

Than hoạt tính gáo dừa dạng hạt

3. Đặc tính kỹ thuật:

+ Tỷ trọng: 520 – 550 Kg/m3
+ Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả
1 pH 7 - 8
2 Độ hấp phụ CCl4 % 40 - 60
3 Benzene % 23 -33
4 Methylene Blue Ml/g 130 -170
5 Chỉ số độ cứng % >= 95
6 Độ tro % 2 - 5
7 Độ ẩm % <= 5
8 Chỉ số iod Mg/g 850 - 1050


Tại sao nên chọn Công Ty Ensol?
ENSOL được thành lập bởi những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành tại Ensol được đào tạo kỹ thuật bài bản, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.
ENSOL luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.
Ensol đồng hành cùng Quý Công Ty tiếp đoàn kiểm tra và cùng Quý Công Ty giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh.
Hãy liên hệ công ty Ensol để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí các vấn đề về môi trường
ENSOL Company
Make Your Life Better
Điện thoại : (
84.8) 666 01778
Fax : (84.8) 625 84977
Hotline : (84) 091 718 6802
Email : info@ensol.vn
Website : www.ensol.vn I www.giaiphapmoitruong.vn
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802
Công nghệ xử lý khói thải lò hơi
1.Đặc điểm của khói thải lò hơi Lò hơi là nguồn cung cấp nhiệt cho các thiết bị công nghệ qua chất dẫn nhiệt là hơi nước cao áp. Lò hơi có thể được cấp nhiệt từ nhiều nguồn khác nhau, hiện nay người ta thường dùng ba loại nhiên liệu đốt lò chính là gỗ củi, than đá hoặc dầu F.O. Đặc điểm khói thải của các loại lò hơi khác nhau, tùy theo loại nhiên liệu sử dụng. 


1.1. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt củi
Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ vẫn còn cao khoảng 120 ~ 1500C, phụ thuộc nhiều vào cấu tạo lò. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của củi, chủ yếu là các khí CO2, CO, N2, kèm theo một ít các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro bụi bay theo dòng khí.
Khi đốt củi, thành phần các chất trong khí thải thay đổi tùy theo loại củi, tuy vậy lượng khí thải sinh ra là tương đối ổn định. Để tính toán ta có thể dùng trị số VT20 = 4,23 m3/kg , nghĩa là khi đốt 1 kg củi sẽ sinh ra 4,23 m3 khí thải ở nhiệt độ 20oC.
Lượng bụi tro có trong khói thải chính là một phần của lượng không cháy hết và lượng tạp chất không cháy có trong củi, lượng tạp chất này thường chiếm tỷ lệ 1% trọng lượng củi khô. Bụi trong khói thải lò hơi đốt củi có kích thước hạt từ 500μm tớ 0,1μm, nồng độ dao động trong khoảng từ 200-500 mg/m3.
1.2. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt than đá
Khí thải của lò hơi đốt than chủ yếu mang theo bụi, CO2, CO, SO2 , SO3 và NOx do thành phần hóa chất có trong than kết hợp với oxy trong quá trình cháy tạo nên. Hàm lượng lưu huỳnh trong than ≅ 0,5% nên trong khí thải có SO2 với nồng độ khoảng 1.333 mg/m3. Lượng khí thải phụ thuộc vào mỗi loại than, với than An-tra-xít Quảng Ninh lượng khí thải khi đốt 1 kg than là V020 ≈ 7,5 m3/kg.
Bụi trong khói thải lò hơi là một tập hợp các hạt rắn có kích thước rất khác nhau, từ vài micrômét tới vài trăm micrômét. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ phân bố các loại hạt bụi ở các khoảng đường kính trung bình (Dtb) của lò đốt than như trong bảng 1.
Bảng 1. Tỷ lệ phân bố các loại hạt bụi ở lò đốt than:
1.3. Đặc điểm khói thải lò hơi đốt dầu F.O
Trong khí thải của lò hơi đốt dầu F.O người ta thường thấy có các chất sau: CO2, CO, NOx, SO2, SOvà hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt tro rất nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí mà ta thường gọi là mồ hóng.
Tải lượng ô nhiễm của dầu F.O:
a- Lượng khí thải :
Lượng khí thải khi đốt dầu F.O ít thay đổi.
Nhu cầu không khí cần cấp cho đốt cháy hết 1 kg dầu F.O là V020 = 10,6 m3/kg,
Lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1 kg dầu F.O là : Vc20 ≈ 11,5 m3/kg ≈ 13,8 kg khí thải/ 1kg dầu.

b- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải:
Với dầu F.O đúng theo tiêu chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò hơi sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng 2:
Bảng 2. Nồng độ các chất trong khí thải lò hơi đốt dầu F.O trong điều kiện cháy tốt:
2. Các tác động đến môi trường của khói thải lò hơi
2.1. Các chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi:
Bảng 3. Các chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi:
2.2. Quy chuẩn kiểm soát ô nhiễm lò hơi:
Bảng 4 – Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp QCVN 19-2009/BTNMT:
Cột A quy định đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16 tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Cột B quy định đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
3. Các biện pháp giảm ô nhiễm, xử lý khí thải do khói lò hơi
3.1. Các biện pháp quản lý ngăn ngừa ô nhiễm
Ngoài các biện pháp công nghệ, các biện pháp quản lý cũng đem lại hiệu quả rất lớn trong việc ngăn ngừa ô nhiễm khi sử dụng lò hơi. Ở quy mô tiểu thủ công nghiệp có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Không bố trí ống khói lò hơi ở các vị trí bất lợi như ở phía trên gió đối với cửa sổ của các nhà cao.
2. Không nhóm lò trong những giờ cao điểm có nhiều người tập trung; mồi lò bằng những nhiên liệu sạch dễ cháy như dầu lửa, dầu D.O, không dùng cao su, nhựa,…
3. Bố trí cửa mái hoặc hệ thống gương phản chiếu để người vận hành lò có thể nhìn thấy đỉnh ống khói.
4. Đưa chỉ tiêu vận hành lò không có khói đen vào tiêu chuẩn khen thưởng.
5. Giảm việc tái nhóm lò nhiều lần bằng cách xả hơi dư thay vì tắt lò.
6. Không sơn ống khói bằng những màu gây kích thích thị giác như màu đen, đỏ.
7. Hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu xấu làm phát sinh nhiều bụi và hơi khí thải như các loại gỗ có vỏ lụa, gỗ có ngâm tẩm hóa chất, cao su, dầu F.O trôi nổi,…
3.2. Yếu tố gây ảnh hưởng tới tải lượng ô nhiễm
+ Độ ẩm của than củi
+ Cung cấp lượng khí thổi vừa đủ
+ Định thời gian chọc xỉ hợp lý
3.3. Giảm bớt lượng bụi trong khí thải
Các kết quả nghiên cứu cho thấy bụi trong khói thải lò hơi đốt củi và than có kích thước lớn, có thể dùng các loại buồng lắng bụi dưới tác dụng của lực quán tính và lực trọng trường.
4. Giảm ô nhiễm, xử lý khí thải cho lò hơi đốt dầu F.O
4.1. Các biện pháp công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm
Để ngăn ngừa chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi, việc trước hết là phải hoàn thiện thiết bị đốt dầu F.O bằng cách: Thay thế vòi phun và quạt gió sao cho sương dầu được tán đủ nhỏ để cháy hết và tỷ lượng dầu – gió được cân chỉnh hợp lý.
Có hai khâu tác động rất lớn đến sự cháy của dầu trong lò mặc dù vòi phun đã rất hoàn thiện đó là:
A – Kiểm soát và bảo đảm lượng nước lẫn trong dầu không quá lớn
B – Nâng nhiệt độ hâm dầu F.O trước vòi phun lên tới 1200C.
4.2. Ngăn chặn tác hại khói thải lò hơi tới môi trường xung quanh
Ví dụ: hệ thống xử lý khí thải lò hơi từ dầu F.O 8000m3/h
4.2.1 Quy trình công nghệ xử lý khói thải lò hơi:



Tại sao nên chọn Công Ty Ensol?
ENSOL được thành lập bởi những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành tại Ensol được đào tạo kỹ thuật bài bản, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.
ENSOL luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.

Ensol đồng hành cùng Quý Công Ty tiếp đoàn kiểm tra và cùng Quý Công Ty giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh.

Hãy liên hệ công ty Ensol để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí các vấn đề về môi trường
ENSOL Company
Make Your Life Better
Điện thoại : (
84.8) 666 01778

Fax : (84.8) 625 84977
Hotline : (84) 091 718 6802
Email : info@ensol.vn
Website : www.ensol.vn I www.giaiphapmoitruong.vn
Xem thêm các dịch vụ khác tại:công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

Mời các bạn vào xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trườngdịch vụ môi trườngtư vấn môi trường

Ensol thiết kế, thi công, lắp đặt, vận hành các công trình xử lý môi trường về nước thải, khí thải, chất thải rắn với hiệu quả vận hành cao, chi phí tiết kiệm và đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường.
1. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp:
tư vấn môi trường, công ty môi trường
Hình 1. Bể lắng
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp cho các nhà máy, xí nghiệp, nước thải cho các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nước thải các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, nước thải từ bãi rác, bệnh viện, dược phẩm….
công ty dịch vụ môi trường, công ty tư vấn môi trường, công ty tư vấn môi trường uy tín, công ty môi trường uy tínHình 1. Bể hiếu khí dòng chảy liên tục
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Xử lý nước thải sinh hoạt tại khu dân cư tập trung, nước thải sinh hoạt của công nhân tại các nhà máy, khu cao ốc văn phòng, chung cư, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… Hệ thống xử lý nước cấp Cung cấp các giải pháp xử lý nước cấp sử dụng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống tại các khu công nghiệp, nhà máy có nhiều công nhân, nhà hàng, khách sạn bằng nhiều nguồn nước khác nhau như nước mặt từ sông hồ, nước giếng khoan, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh tế. Cung cấp hệ thống xử lý nước tinh khiết với thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, nước tinh khiết có chất lượng tốt đảm bảo các vấn đề về y tế.
tu van moi truong, cong ty moi truong, bao cao giam sat dinh ky
Hình 3. Quy trình xử lý nước thải có hàm lượng ô nhiễm chất hữu cơ cao
Đề án bảo vệ môi trường, Báo cáo giám sát môi trườngHình 4. Hệ thống xử lý nước thải khu dân cư
bao cao giam sat moi truong, cong ty dich vu moi truong, cong ty tu van moi truong
Hình 5. Quy trình xử lý nước thải có hàm lượng Nitơ cao
2. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
tư vấn môi trường, công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ
Hình 6. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802

Mời các bạn vào xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trườngdịch vụ môi trườngtư vấn môi trường

EnSol Cung cấp các giải pháp xử lý nước cấp sử dụng cho mục đích sinh hoạt, ăn uống tại các khu công nghiệp, nhà máy có nhiều công nhân, nhà hàng, khách sạn bằng nhiều nguồn nước khác nhau như nước mặt từ sông hồ, nước giếng khoan, đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kinh tế.
xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp
Báo cáo giám sát định kỳ, Báo cáo giám sát môi trườngCung cấp hệ thống xử lý nước tinh khiết với thiết bị và dây chuyền công nghệ hiện đại, nước tinh khiết có chất lượng tốt đảm bảo các vấn đề về y tế.
trạm-bơm-cấp-nướctư vấn môi trường, công ty môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, báo cáo giám sát môi trườngTại sao nên chọn Công Ty Ensol?
ENSOL được thành lập bởi những chuyên gia có trình độ, kiến thức, tâm huyết với ngành môi trường. Đội ngũ kỹ sư tư vấn, thiết kế, thi công và vận hành tại Ensol được đào tạo kỹ thuật bài bản, nhiều kinh nghiệm chuyên ngành, luôn đặt toàn bộ chất xám, công sức trong từng công việc và cùng với lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao có thể thực hiện và đưa ra những giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất với hiệu quả sử dụng cao và chi phí vận hành thấp nhất đáp ứng các quy định của luật pháp.
ENSOL luôn tạo những đột phá cải tiến trong công nghệ xử lý nước thải và khí thải, tạo ra sản phẩm, giải pháp hoàn thiện với tính năng vượt trội, đáp ứng được những yêu cầu mới ngày càng khắt khe của quy định bảo vệ môi trường, qua đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường.
Ensol đồng hành cùng Quý Công Ty tiếp đoàn kiểm tra và cùng Quý Công Ty giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh.
Hãy liên hệ công ty Ensol để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí các vấn đề về môi trường
ENSOL Company
Make Your Life Better
Điện thoại : (
84.8) 666 01778
Fax : (84.8) 625 84977
Hotline : (84) 091 718 6802
Email : info@ensol.vn
Website : www.ensol.vn I www.giaiphapmoitruong.vn
Xem thêm các dịch vụ khác tại: công ty môi trường hoặc tư vấn môi trường miễn phí trực tiếp: 0917 186 802
PHỤ LỤC 6
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)




… (1) …
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: ...
V/v thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án “ …(2) …”
(Địa danh), ngày…  tháng … năm …
Kính gửi: … (3) …
Chúng tôi là: … (1) …, Chủ Dự án: … (2) …:
Dự án (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án) sẽ do … (4) … phê duyệt.
- Địa điểm thực hiện Dự án: …;
- Địa chỉ liên hệ: …;
- Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến quý … (3) … những hồ sơ sau:
- 01 (một) bản báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của Dự án;
- 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị … (3) … thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường cho Dự án.

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu …
(5)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Ghi chú:

(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án; (2) Tên đầy đủ của dự án; (3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc Ban Quản lý được ủy quyền (đối với dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất); (4) Cơ quan phê duyệt dự án; (5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;
PHỤ LỤC 4
CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)




MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư, trong đó nêu rõ là loại dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án).
- Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch phát triển có liên quan đến dự án: đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của quyết định phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt).
- Nêu rõ dự án có nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất hay không? Nếu có thì nêu đầy đủ tên gọi và đính kèm bản sao các văn bản sau vào Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, khu chế xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐTM):
- Liệt kê các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số, tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
- Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
- Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu), bao gồm:
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo;
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM:
Liệt lê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp ĐTM, các phương pháp điều tra, khảo sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp khác.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM:
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM. Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ; họ và tên người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch vụ;
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tư vấn, nêu rõ học vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
Chương 1.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:
Nêu chính xác như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án.
1.2. Chủ dự án:
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án;
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới …) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên (hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; ao hồ và các vực nước khác; hệ thống đồi núi …), các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối tượng sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, các công trình văn hóa – tôn giáo, các di tích lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:
- Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án, kèm theo một sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình được phân thành 2 loại sau:
+ Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án;
+ Các công trình phụ trợ: công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của công trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có) và các công trình khác.
- Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ sản xuất, công nghệ vận hành từng hạng mục công trình của dự án, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh, như: nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có).
- Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất và hiện trạng mới hay cũ, còn bao nhiêu phần trăm (nếu có)
- Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).
- Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức.
- Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
- Điều kiện về địa lý, địa chất: chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về khí tượng – thủy văn/hải văn:
- Điều kiện khí tượng: trình bày rõ các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự án (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ, lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng;
- Điều kiện thủy văn/hải sản: trình bày rõ các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên quan đến dự án (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: chỉ đề cập và mô tả những thành phần môi trường bị tác động trực tiếp bởi dự án, như: môi trường không khí tiếp nhập trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu tố khác của dự án.
Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Các điểm đo đạc, lấy mẫu ít nhất phải là các điểm bị tác động trực tiếp bởi dự án. Việc đo đạc, phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm quan trắc, phân tích môi trường; kết quả quan trắc, phân tích môi trường phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn vị có chức năng theo quy định của pháp luật);
- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Điều kiện về kinh tế: chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập đến những các công trình văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Chương 3.
ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động
- Việc đánh giá tác động của dự án môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án và phải được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể cho dự án đó, không đánh giá một cách chung chung) và so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trong đó:
+ Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn có khả năng phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
+ Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây tác động khác;
+ Đối tượng bị tác động: tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các đối tượng khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi từng nguồn gây tác động liên quan đến chất thải, từng nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong các giai đoạn của dự án (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) và bởi các rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.
- Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra: chỉ đề cập đến những rủi ro, sự cố có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá:
Nhận xét khách quan về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá về các tác động môi trường, các rủi ro, sự cố môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án và khi không triển khai dự án. Đối với những vấn đề còn thiếu độ tin cậy cần thiết, phải nêu rõ các lý do khách quan và các lý do chủ quan (như thiếu thông tin, dữ liệu; số liệu, dữ liệu hiện có đã bị lạc hậu; số liệu, dữ liệu tự tạo lập chưa có đủ độ chính xác, tin cậy; thiếu hoặc độ tin cậy của phương pháp đánh giá có hạn; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ về ĐTM có hạn; các nguyên nhân khác).
Chương 4.
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường phải được thể hiện đối với từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án, từng đối tượng bị tác động như đã nêu trong mục 3.1 và phải là các biện pháp cụ thể, có tính khả thi sẽ được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện dự án.
4.1. Đối với các tác động xấu:
- Mỗi loại tác động xấu đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội đã xác định đều phải có kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, có lý giải rõ ràng về ưu điểm, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu suất/hiệu quả xử lý. Trong trường hợp việc triển khai các biện pháp giảm thiểu của dự án liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, phải kiến nghị cụ thể tên các cơ quan, tổ chức đó và đề xuất phương án phối hợp cùng giải quyết.
- Phải chứng minh được rằng, sau khi áp dụng biện pháp giảm thiểu, các tác động xấu sẽ được giảm đến mức nào, có so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trường hợp bất khả kháng, phải nêu rõ lý do và có những kiến nghị cụ thể để các cơ quan liên quan có hướng giải quyết, quyết định.
4.2. Đối với sự cố môi trường:
Đề xuất một phương án chung về phòng ngừa và ứng phó sự cố, trong đó nêu rõ:
- Nội dung, biện pháp mà chủ dự án chủ động thực hiện trong khả năng của mình; nhận xét, đánh giá về tính khả thi và hiệu quả;
- Nội dung, biện pháp cần phải có sự hợp tác, giúp đỡ của các cơ quan nhà nước và các đối tác khác;
- Những vấn đề bất khả kháng và kiến nghị hướng xử lý.
Chương 5.
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường:
Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án và trong quá trình dự án đi vào vận hành. Chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương 1, 3, 4 dưới dạng bảng, bao gồm các thông tin về: các hoạt động của dự án trong quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành; các tác động môi trường; các biện pháp giảm thiểu tác động có hại (các công trình xử lý và quản lý chất thải kèm theo chỉ dẫn cụ thể về chủng loại và đặc tính kỹ thuật; công trình xử lý môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải; các biện pháp phòng chống sự cố môi trường; các biện pháp phục hồi môi trường nếu có; chương trình giáo dục, đào tạo về môi trường và các biện pháp giảm thiểu các tác động có hại khác); kinh phí thực hiện; thời gian biểu thực hiện và hoàn thành; cơ quan thực hiện và cơ quan giám sát thực hiện chương trình quản lý môi trường.
5.2. Chương trình giám sát môi trường:
Đề ra chương trình nhằm giám sát các chất thải phát sinh trong suốt quá trình chuẩn bị, xây dựng và vận hành của dự án:
5.2.1. Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho chất thải của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Đối với các dự án phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, phải có phương án thiết kế và lắp đặt các thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải để cơ quan thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem xét, quyết định.
5.2.2. Giám sát môi trường xung quanh: chỉ giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
5.2.3. Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các tác động tới các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội khác (nếu có) với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành.
Chương 6.
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã.
6.2. Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
(Các điểm 6.1 và 6.2 này được thể hiện theo yêu cầu nêu tại mục 2 Phần III của Thông tư này).
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã:
Đối với từng nội dung ý kiến, yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, chủ dự án cần nêu rõ quan điểm của mình đồng ý hay không đồng ý; trường hợp đồng ý thì cần nêu rõ các cam kết của chủ dự án để đáp ứng ý kiến, yêu cầu này được trình bày ở nội dung (chương, mục) nào của báo cáo; trường hợp không đồng ý thì cần nêu rõ lý do tại sao.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận:
Phải có kết luận về những vấn đề, như: đã nhận dạng và đánh giá được hết những tác động chưa, những vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát về mức độ, quy mô của những tác động đã xác định; mức độ khả thi của các biện pháp giảm thiểu tác động xấu và phòng chống, ứng phó các sự cố, rủi ro môi trường; những tác động tiêu cực nào không thể có biện pháp giảm thiểu vì vượt quá khả năng cho phép của chủ dự án và nêu rõ lý do.
2. Kiến nghị:
Kiến nghị với các cấp, các ngành liên quan giúp giải quyết những vấn đề vượt khả năng giải quyết của dự án.
3. Cam kết:
Các cam kết của chủ dự án về việc thực hiện chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường như đã nêu trong Chương 5 (bao gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà dự án bắt buộc phải áp dụng); thực hiện các cam kết với cộng đồng như đã nêu tại mục 6.3 Chương 6 của báo cáo ĐTM; tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến các giai đoạn của dự án, gồm:
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào vận hành chính thức;
- Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ khi dự án đi vào vận hành chính thức cho đến khi kết thúc dự án;
- Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án;
- Cam kết phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường sau khi dự án kết thúc vận hành.
PHỤ LỤC
Đính kèm trong Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường các loại tài liệu sau đây:
- Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến dự án;
- Các sơ đồ (bản vẽ, bản đồ) khác liên quan đến dự án nhưng chưa được thể hiện trong các chương trình của báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Các phiếu kết quả phân tích các thành phần môi trường (không khí, tiếng ồn, nước, đất, trầm tích, tài nguyên sinh học ….) có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của Thủ trưởng cơ quan phân tích và đóng dấu;
- Bản sao các văn bản liên quan đến tham vấn cộng đồng và các phiếu điều tra xã hội học (nếu có);
- Các hình ảnh liên quan đến khu vực dự án (nếu có);

- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Copyright © 2012 báo cáo môi trường ensol